Thiết bị giám sát hành trình xe tải là ứng dụng khoa học – kỹ thuật hiện đại nhất được áp dụng trong ngành vận tải những năm gần đây tại Việt Nam. Bạn biết gì về thiết bị này cũng như những quy định của Pháp luật Việt Nam đi kèm theo đó? Hãy cùng Xe Tải Sài Gòn tìm hiểu ngay trong bài viết sau.
Bạn biết gì về thiết bị giám sát hành trình xe
Nếu đây là lần đầu tiên bạn biết tới thiết bị này, hãy cùng Xe Tải Sài Gòn tìm hiểu kỹ hơn về nó qua những câu Q&A dưới đây.
Còn nếu bạn nghĩ rằng mình đã quá rõ về hệ thống này, vui lòng đi đến phần II để tìm đọc các nội dung thú vị liên quan đến thiết bị này do Xe Tải Sài Gòn tổng hợp nhé!
Thiết bị giám sát hành trình xe là gì?
Thiết bị giám sát hành trình xe (GPS/GSM) là loại máy móc được gắn trên xe ô tô/xe tải với khả năng lưu trữ và truyền dữ liệu qua mạng Internet (3G/Wifi) nhiều thông tin khi xe đang vận hành cho người quản lý.
Một thiết bị GPS/GSM có thể làm gì được cài đặt trên xe của bạn?
Một thiết bị GPS/GSM khi được lắp đặt trên xe có thể giúp bạn:
- Giám sát, điều hành xe theo thời gian thực: Chủ xe hoàn toàn có thể nắm rõ được vị trí và trạng thái hoạt động của xe; Định vị giám sát lộ trình di chuyển, điểm dừng đỗ của phương tiện; Xem thông tin của từng lần đổ/hút nhiên liệu: thời gian, địa điểm, số lít; Giám sát nhiều xe trên cùng một màn hình, tại cùng thời điểm…
- Giám sát lịch sử hoạt động của xe: Xem lại lộ trình xe đã đi đâu, tại thời gian nào, bao nhiêu km (vẽ lại bản đồ, chi tiết thời gian di chuyển, dừng đỗ,..)
- Xuất dữ liệu ra máy in: Xuất thông tin về giấy phép lái xe; Tốc độ tức thời của xe tại mười thời điểm bất kỳ trong suốt hành trình xe chạy; Số lần xe chạy vượt quá tốc độ giới hạn và duy trì liên tục 30 giây trong suốt hành trình xe chạy; Số lần đóng, mở cửa xe trong suốt hành trình xe chạy)…
Và nhiều tính năng mở rộng khác tùy theo yêu cầu của bạn và cơ sở bán thiết bị này.
Tìm mua thiết bị giám sát hành trình xe có khó không?
Việc mua sắm thiết bị giám sát hiện nay đã trở nên dễ dàng hơn nhờ có các nền tảng số như Website, Facebook, Shopee, Lazada… trên Internet. Chủ xe có thể nhanh chóng mua và cài đặt thiết bị hành trình xe một ở bất kỳ đâu, bất cứ khi nào, miễn sao chúng vẫn đảm bảo được các công năng theo Luật định.
Vậy, thiết bị giám sát hành trình đã thay đổi cách kinh doanh, quản lý của nhiều người như thế nào trong thời buổi trong công nghệ số như hiện nay? Hãy cùng Xe Tải Sài Gòn tìm hiểu trong phần II.
Thiết bị giám sát hành trình xe - Cách kiểm soát phương tiện trong thời đại 4.0
Vào những năm đầu thế kỷ 21, người Việt nói chung và chủ phương tiện xe cơ giới nói riêng lúc này vẫn còn khá xa lạ khi nghe về thiết bị giám sát hành trình xe (GPS,GSM). Thời điểm đó, khái niệm giám sát hay theo dõi vị trí xe mới chỉ xuất hiện trong các bộ phim hành động của Mỹ và hoàn toàn là một thứ xa lạ với đại đa số người dân. Rất ít người có thể nghĩ tới, nhiều năm sau, thiết bị này đã trở nên phổ biến trong ngành vận tải Việt.
Hiện này, GPS/GSM trở thành thiết bị bắt buộc đối với nhiều loại xe ô tô, xe tải, xe cơ giới sử dụng cho mục đích kinh doanh vận tải theo Luật Pháp Việt Nam.
Cách mà thiết bị giám sát hành trình xe tạo nên sự thay đổi trong công việc kinh doanh của bạn!
Trước đây, các doanh nghiệp kinh doanh vận tải vừa – lớn thường rất khó khăn trong việc theo dõi hành trình của phương tiện/tài xế. Kết quả là đã dẫn tới nhiều vụ việc không đáng có xảy ra gây thất thoát hàng hóa, hư hỏng phương tiện và tài sản.
Sự xuất hiện của thiết bị giám sát hành trình đã mở ra một hướng giải quyết mới trong trong kinh doanh dịch vụ vận được đông đảo doanh nghiệp và cá nhân áp dụng. Nhờ có thiết bị định vị giám sát hành trình mà quá trình sử dụng tài sản của doanh nghiệp được rõ ràng, chi tiết, giảm chi phí, thời gian, nhân sự cho việc quản lý và điều hành phương tiện. Thiết bị này cũng đã giảm thiểu việc lợi dụng sử dụng xe trái phép, giảm bớt rủi ro và trách nhiệm pháp lý cho chủ phương tiện, giảm bớt quá trình sử dụng sai lộ trình của lái xe.
Ngoài ra, trước tình hình tai nạn giao thông ngày càng tăng như hiện nay, việc lắp đặt thiết bị giám sát ghi lại hành trình lái xe chủ phương tiện là hoàn toàn cần thiết. Việc làm này không chỉ giảm tải vấn đề tai nạn giao thông, mà còn thể hiện trách nhiệm của tài xế, trách nhiệm của doanh nghiệp vận tải với tính mạng khách hàng, trách nhiệm với cả xã hội.
Các quy định của Pháp luật về thiết bị giám sát hành trình mà chủ xe cần lưu ý.
Nghị định 10/2020/NĐ-CP của Thủ tướng chính phủ ban hành ngày 17/01/2020 trong điều 12 có các quy định thiết bị giám sát hành trình xe mà chủ xe tải cần chú ý như sau:
- Xe ô tô/xe tải kinh doanh vận tải hàng hóa bắt buộc phải lắp thiết bị giám sát hành trình.
- Thiết bị giám sát hành trình của xe ô tô phải bảo đảm tối thiểu các yêu cầu theo quy định.
- Đơn vị kinh doanh vận tải thực hiện duy trì hoạt động thiết bị giám sát hành trình để đảm bảo cung cấp được các thông tin theo quy định.
- Đơn vị kinh doanh vận tải và lái xe không được sử dụng các biện pháp kỹ thuật, trang thiết bị ngoại vi, các biện pháp khác để can thiệp vào quá trình hoạt động, phá (nhiễu) sóng GPS, GSM hoặc làm sai lệch dữ liệu của thiết bị giám sát hành trình của xe ô tô, xe tải.
- Trước 1/7/2021, xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa bằng container, xe đầu kéo phải lắp camera đảm bảo ghi, lưu trữ hình ảnh của người lái xe trong suốt quá trình xe tham gia giao thông.
Thực trạng sử dụng thiết bị giám sát
Tuy có các quy định ban hành như trên, nhưng qua rà soát của Tổng cục Đường Bộ Việt Nam thì:
- Vẫn còn nhiều phương tiện không truyền dữ liệu theo quy định.
- Một số vụ tai nạn liên quan đến thiết bị giám sát hành trình xe kinh doanh vận tải không hoạt động hoặc cố tình tắt khi xảy ra tai nạn.
Nên để chấn chỉnh, khắc phục tình trạng trên, Tổng Cục Đường Bộ và Bộ Giao Thông Vận Tải đã có công văn yêu cầu:
- Các đơn vị kinh doanh vận tải trên địa bàn yêu cầu chấp hành nghiêm việc theo dõi, giám sát và xử lý vi phạm thông qua thiết bị giám sát hành trình. Kịp thời phát hiện các trường hợp vi phạm hoặc trường hợp thiết bị hỏng, không hoạt động.
- Tuyệt đối không đưa phương tiện hoạt động kinh doanh vận tải khi thiết bị giám sát hành trình không hoạt động.
- Trường hợp thiết bị không truyền dữ liệu là do lỗi ở đơn vị cung cấp dịch vụ GSHT thì doanh nghiệp vận tải phải tự liên hệ để khắc phục.
Nếu các đơn vị kinh doanh dịch vụ vận tải không chấp hành đúng các quy định của Pháp Luật thì sẽ bị xử phạt như thế nào?
Mức xử phạt xe tải không lắp thiết bị giám sát hành trình
Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 24 Nghị định 46/2014/NĐ-CP thì:
“Điều 24. Xử phạt người điều khiển xe ô tô tải, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô vận chuyển hàng hóa vi phạm quy định về vận tải đường bộ.
3.Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi điều khiển xe tham gia kinh doanh vận tải hàng hóa không gắn thiết bị giám sát hành trình của xe (đối với loại xe có quy định phải gắn thiết bị) hoặc gắn thiết bị nhưng thiết bị không hoạt động theo quy định.”
Theo đó, nếu xe tải, xe đầu kéo, container vi phạm thì sẽ bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.
Nếu xe tải chưa lắp thiết bị giám sát hành trình đúng thời hạn cũng sẽ không được các Sở Giao Thông các tỉnh, thành phố cấp phù hiệu vận tải. Trường hợp cố tình không đến đăng ký gắn phù hiệu sẽ bị xử lý theo Điểm đ, Khoản 6, Điều 23 Nghị định 171 và Nghị định 107 với mức phạt tiền từ 3 đến 5 triệu đồng.
Người điều khiển xe còn có thể bị tước Giấy phép lái xe 02 tháng theo quy định tại điểm b, khoản 7, Điều 23 của Nghị định 171/2013/NĐ-CP.
Trường hợp vi phạm nặng còn có thể bị xử lý trong lĩnh vực quản lý hoạt động giao thông vận tải. Đối với xe vi phạm lần đầu sẽ bị nhắc nhở, lần hai có thể thu hồi phù hiệu xe từ 1 đến 3 tháng. Doanh nghiệp có trên 20% số lượng xe vi phạm trong vòng 3 tháng liên tục có thể bị thu hồi giấy phép kinh doanh vận tải.
Hy vọng rằng, những thông tin được chia sẻ trong bài viết trên sẽ giúp bạn có thêm những hiểu biết thêm về thiết bị giám sát hành trình xe một cách tốt nhất. Đừng quên liên hệ số 0938-98-5151 hoặc truy cập Xetaisaigon.com nếu bạn đang muốn tìm hiểu thêm nhiều thông tin xung quanh xe tải!
Xem thêm bài viết khác tại ĐÂY